05-7-2025, 09:59
Logo
Signup
Logo
  • Doanh nhân
    • Chân dung
    • Bí mật kinh doanh
    • Khởi nghiệp
  • Tài chính
    • Tiền tệ
    • Ngân hàng
    • Thuế
    • Tài chính cá nhân
  • Chứng khoán
    • Sàn
    • Thị trường
    • Đầu tư thông minh
  • Địa ốc
    • Dự án
    • Đô thị xanh
    • Góc nhìn
  • Thương hiệu
    • Doanh nghiệp
    • Quản trị
    • Hàng hoá
  • Đời sống
    • Xã hội
    • Sức khoẻ
    • Dân sinh
  • Công nghệ số
  • Phong cách sống
    • Khám phá
    • Thời trang
    • Giải trí
    • Xe
  • Thể thao
  • Góc nhìn - Trao đổi
Signup
Logo
  • Doanh nhân
    • Chân dung
    • Bí mật kinh doanh
    • Khởi nghiệp
  • Tài chính
    • Tiền tệ
    • Ngân hàng
    • Thuế
    • Tài chính cá nhân
  • Chứng khoán
    • Sàn
    • Thị trường
    • Đầu tư thông minh
  • Địa ốc
    • Dự án
    • Đô thị xanh
    • Góc nhìn
  • Góc nhìn - Trao đổi
  • Thương hiệu
    • Doanh nghiệp
    • Quản trị
    • Hàng hoá
  • Đời sống
    • Xã hội
    • Sức khoẻ
    • Dân sinh
  • Công nghệ số
  • Phong cách sống
    • Khám phá
    • Thời trang
    • Giải trí
    • Xe
  • Thể thao
  • Liên hệ
Sức khoẻ

10 hoạt động tiêu biểu của ngành y tế TPHCM năm 2021

Đăng bởi: Hà Anh
2055 năm trước
  • Facebook
  • Google +
  • Twitter
  • Pinterest

TIN LIÊN QUAN

  • Bước tiến lớn trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19

 Ngày 26/12, Sở Y tế TPHCM chọn ra 10 hoạt động và sự kiện nổi bật nhất của năm 2021.

1. Triển khai phiên bản đầu tiên về hướng dẫn sử dụng các gói thuốc A, B và C

Nhằm tránh tình trạng quá tải người mắc COVID-19 tại các cơ sở khám chữa bệnh và tạo tâm lý thoải mái cho người mắc COVID-19 mau hồi phục sức khỏe, ngày 28/7/2021, Sở Y tế TP đã xây dựng phiên bản đầu tiên và ban hành hướng dẫn triển khai chăm sóc và theo dõi sức khỏe F0 tại nhà, chính thức đánh dấu thời điểm triển khai “mũi giáp công thứ hai” trong cuộc chiến với đại dịch COVID-19 của ngành y tế Thành phố.

Qua ý kiến đóng góp của các chuyên gia ngành y tế cùng với tham khảo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 của Bộ Y tế, Sở Y tế đã đưa các thuốc chống đông và kháng viêm dạng uống vào các gói thuốc điều trị tại nhà cho người mắc COVID-19, nhằm hạn chế tỷ lệ người bệnh chuyển nặng.

Đến ngày 9/8, Sở Y tế ban hành hướng dẫn quy trình theo dõi chăm sóc F0 tại nhà, bắt đầu cung cấp túi thuốc A, B cho các trung tâm y tế để phát tận tay cho người dân. Đến ngày 25/8, Sở Y tế nhận được các túi thuốc C từ chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir, một loại thuốc kháng virus mới được Bộ Y tế đưa vào sử dụng có kiểm soát tại cộng đồng cho các trường hợp F0 có triệu chứng nhẹ.

Đến nay, các gói thuốc A, B và C đã và đang phát huy hiệu quả rất lớn, làm giảm chuyển nặng đối người F0 cách ly tại nhà, góp phần không nhỏ vào sự hồi phục của người bệnh.

2. Triển khai hiệu quả Trạm Y tế lưu động

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, với sự hỗ trợ trực tiếp của Bộ Quốc Phòng và Bộ Y tế, lần đầu tiên thành phố đã triển khai loại hình các Trạm Y tế lưu động nhằm hỗ trợ cho công tác chăm sóc F0 tại nhà.

Ngày 22/8, các Trạm Y tế lưu động đầu tiên do các chiến sĩ quân y đảm trách đi vào hoạt động. Ngay sau đó, số trạm nhanh chóng được tăng lên, tổng cộng có 525 Trạm Y tế lưu động do các chiến sĩ quân y và nhân viên y tế Thành phố đảm trách.

3. Triển khai hiệu quả mô hình bệnh viện dã chiến 3 tầng

Vai trò và chức năng của các bệnh viện dã chiến đã được khẳng định và không thể thiếu trong công tác phòng chống dịch COVID-19, việc duy trì các bệnh viện dã chiến vừa đáp ứng nhu cầu trước mắt, vừa là một trong những chiến lược y tế lâu dài trong tình hình mới.

Ngay sau khi tiếp nhận các Trung tâm Hồi sức COVID-19 được bàn giao lại từ các Bệnh viện: Bạch Mai, Việt Đức và Trung ương Huế, ngành y tế Thành phố đã triển khai mô hình “Bệnh viện dã chiến 3 tầng” ngay tại các bệnh viện dã chiến số 16 (do Bệnh viện Nhân dân Gia Định phụ trách), số 13 (do Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM phụ trách) và số 14 (do Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới phụ trách).

Các bệnh viện dã chiến 3 tầng có quy mô từ 1.500 đến 2.000 giường, có đủ cả giường ICU để hồi sức những trường hợp nặng và nguy kịch, giường oxy để điều trị những trường hợp bệnh trở nặng cần thở oxy, và cả giường thường để cách ly điều trị những trường hợp F0 không đủ điều kiện để cách ly điều trị tại nhà. Tất cả bệnh viện Thành phố và quận, huyện đều cử nhân viên y tế luân phiên đến các bệnh viện dã chiến 3 tầng để cùng chia sẻ trách nhiệm chăm sóc người bệnh.

4. Huy động tổng lực và nhân sự chi viện nhân lực y tế lớn nhất trong lịch sử phát triển của ngành y tế Thành phố

Trong đợt cao điểm chống dịch vừa qua, ngành y tế Thành phố đã huy động tổng lực nhân viên y tế toàn ngành từ công lập đến tư nhân, cho đến cán bộ y tế đã nghỉ hưu… tham gia các hoạt động chống dịch, cụ thể là: huy động 1.533 đội lấy mẫu xét nghiệm, huy động 1.109 đội tiêm vaccine, thành lập 32 bệnh viện dã chiến (với tổng quy mô 42.798 giường) và chuyển đổi công năng 64 bệnh viện (với quy mô 17.062 giường).

Đặc biệt, ngành y tế được chi viện 23.748 nhân viên y tế đến từ 163 đoàn công tác đến từ các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong đó, có 18.092 nhân viên y tế, sinh viên, học sinh các trường Đại học Y khoa của 37 bệnh viện, 28 trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo chuyên ngành y thuộc bộ, ngành và 38 đoàn cán bộ y tế do các tỉnh, thành khác cử đến tham gia thu dung điều trị tại các bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị COVID-19, bệnh viện hồi sức, cơ sở cách ly tập trung F0 trên địa bàn Thành phố; đồng thời tham gia hỗ trợ thành phố Thủ Đức và các quận, huyện lấy mẫu xét nghiệm, tiêm vaccine.

Ngoài ra, ngành y tế còn nhận được sự chi viện 5.656 người của lực lượng quân y đến tham gia các hoạt động chăm sóc F0 tại nhà thông qua loại hình Trạm Y tế lưu động.

5. Đổi mới sáng tạo trong công tác chống dịch xuất phát từ “TÂM” của người thầy thuốc

Đại dịch COVID-19 với biến thể Delta lây lan rất nhanh với chu kỳ dưới 48 giờ, khi phát hiện những ca nhiễm đầu tiên từ các bệnh viện thì dịch bệnh đã thâm nhập sâu vào cộng đồng, nhân viên toàn ngành y tế trải qua những giai đoạn khó khăn nhất nhưng vẫn đứng vững, phát huy truyền thống vượt khó, đổi mới sáng tạo với nhiều mô hình lần đầu tiên triển khai nhưng đã mang lại nhiều hiệu quả trong công tác cứu người, tất cả đều xuất phát từ cái “tâm” của người thầy thuốc.

Mười mô hình đổi mới sáng tạo đã được ngành y tế đúc kết đó là:

- Mô hình “chăm sóc F0 tại nhà”

- Mô hình “bệnh viện chị” đi hỗ trợ trực tiếp cho “bệnh viện em”

- Mô hình “Trạm Y tế lưu động”, "Tổ chăm sóc F0 dựa vào cộng đồng"

- Mô hình bệnh viện dã chiến 3 tầng

- Mô hình tư vấn F0 từ xa qua tổng đài “1022”

- Mô hình “Thầy thuốc đồng hành”

- Mô hình cải biến xe vận chuyển hành khách và xe taxi trở thành xe vận chuyển người bệnh

- Mô hình “Tổ Y tế từ xa”

- Mô hình “Chăm sóc F0 dựa vào cộng đồng”

- Mô hình “H.O.P.E” chăm sóc trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm SARS-CoV-2.

6. Mười bài học kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch

Ngày 30/10, ngành y tế đã sơ kết, rút kinh nghiệm công tác phòng chống dịch COVID-19. Mười bài học kinh nghiệm đã được đúc kết từ thực tiễn chống dịch, giúp thành phố tiếp tục phát huy và chủ động hơn trong giai đoạn chống dịch tiếp theo.

1/ Mỗi phường xã phải thật sự là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ, trong đó, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch quận, huyện và phường, xã, thị trấn đóng vai trò quan trọng.

2/ Xây dựng hệ thống giám sát dịch bệnh, cảnh báo dịch, triển khai xét nghiệm theo hướng có trọng tâm, trọng điểm; phối hợp linh hoạt giữa sử dụng kỹ thuật RT-PCR và xét nghiệm nhanh kháng nguyên để phát hiện và nhanh chóng dập dịch.

3/ Cách ly F0 để ngăn chặn lây lan là cần thiết, nhưng không nhất thiết phải cách ly tập trung, chỉ cách ly tập trung khi không đủ điều kiện cách ly tại nhà.

4/ Chiến lược chăm sóc F0 theo 2 trụ cột: dựa vào cộng đồng và dựa vào bệnh viện, cụ thể là: phát triển mô hình Trạm Y tế lưu động chăm sóc F0 tại nhà, triển khai mô hình “Bệnh viện dã chiến 3 tầng” chăm sóc tốt nhất cho người bệnh và hạn chế tối đa chuyển viện.

5/ Huy động mọi nguồn lực trong xã hội cho công tác phòng chống dịch, phát huy hiệu quả vai trò của các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức thiện nguyện tham gia công tác phòng chống dịch.

6/ Phát huy hiệu quả phối hợp giữa ngành y tế với lực lượng công an, quân đội trong triển khai các hoạt động phòng chống dịch gắn liền với an sinh xã hội.

7/ Củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng.

8/ Triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng chống dịch, xây dựng nguồn dữ liệu tin cậy, làm cơ sở dự báo để kịp thời khống chế dịch hiệu quả, phát huy hiệu quả của công nghệ tư vấn, sàng lọc từ xa.

9/ Vaccine là chiến lược lâu dài và hàng đầu trong phòng chống dịch bệnh, đảm bảo độ bao phủ vaccine đến từng người dân.

10/ Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ứng dụng các công nghệ mới trong giám sát, dự báo dịch bệnh, công tác chăm sóc và điều trị F0 ở các tầng.

7. Xây dựng và triển khai 6 chiến lược y tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong tình hình mới

Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” đã đưa ra những nguyên tắc thống nhất trong công tác phòng chống dịch trên toàn quốc trong tình hình mới. Thành phố đang đứng trước những thách thức lớn, đó là vừa bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân, vừa khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, vừa bảo đảm an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội.

Ngành y tế đã xây dựng và triển khai 6 chiến lược y tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong tình hình mới nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dân - một ưu tiên hàng đầu trong công tác phòng chống dịch.

1/ Chiến lược bao phủ vaccine phòng COVID-19 đến từng người dân trên địa bàn thành phố, nhằm đạt được độ bao phủ vaccine một cách tuyệt đối nhất, hiệu quả nhất cho người dân và cộng đồng, đặc biệt cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao.

2/ Chiến lược kiểm soát dịch COVID-19 trong giai đoạn bình thường mới hướng đến mục tiêu kép “hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do COVID-19; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội”, trong đó triển khai những chiến lược mới về giám sát, xét nghiệm, kiểm dịch phù hợp.

3/ Chiến lược quản lý và chăm sóc F0 tại nhà, chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực tập trung chăm sóc cho những người F0 đang cách ly tại nhà, trong đó đặc biệt là các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao phải được theo dõi, chăm sóc và quản lý chặt chẽ.

4/ Chiến lược điều trị F0 tại các bệnh viện tập trung chăm sóc người bệnh có triệu chứng trung bình trở lên và những người thuộc nhóm nguy cơ cao, phấn đấu mỗi quận huyện, TP Thủ Đức đều có cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 hoặc bệnh viện dã chiến với quy mô 300-500 giường để tiếp nhận F0 trên địa bàn.

5/ Chiến lược truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân và cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, tập trung truyền thông bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ.

6/ Chiến lược nâng cao năng lực phòng, chống dịch, đầu tư thích đáng cho hệ thống y tế cơ sở và y tế dự phòng để sẵn sàng ứng phó với những dịch bệnh bùng phát, mới nổi và lan rộng trên phạm vi toàn Thành phố.

8. Triển khai “Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ”

Thực hiện hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 5525/QĐ-BYT ngày 1-12-2021 về phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và định hướng xử trí, cách điều trị, và qua phân tích các trường hợp tử vong do COVID-19 trên địa bàn Thành phố cho thấy, phần lớn các trường hợp tử vong tập trung ở nhóm người trên 50 tuổi, có bệnh nền, chưa được tiêm vaccine COVID-19, chưa được sử dụng thuốc kháng virus, ngành y tế đã tham mưu UBND TPHCM triển khai “Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ”.

“Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ” với 6 nhóm hoạt động chính: Cập nhật danh sách và quản lý sức khỏe người dân thuộc nhóm nguy cơ; Triển khai xét nghiệm tầm soát phát hiện F0 đối với người thuộc nhóm nguy cơ; Tăng cường truyền thông đối với các hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ;  Đẩy mạnh tiêm vaccine đảm bảo không bỏ sót đối với những người thuộc nhóm nguy cơ; Chăm sóc và điều trị người thuộc nhóm nguy cơ khi phát hiện F0, cho uống ngay Molnupiravir; Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cho người thuộc nhóm nguy cơ, tăng cường tư vấn từ xa.

Những tín hiệu tích cực sau 15 ngày triển khai chiến dịch đã góp phần làm tăng thêm nghị lực và quyết tâm của cán bộ, nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch.

9. Khởi động đề án nâng cao năng lực y tế cơ sở

Tỉ lệ nhân viên y tế tuyến xã trên vạn dân của thành phố chỉ đạt 2,31, thấp hơn rất nhiều so với cả nước và Hà Nội (tương ứng là 7,42 và 6,06), trong khi thực tiễn chống dịch COVID-19 vừa qua đã cho thấy vai trò không thể thiếu của nhân viên y tế tuyến cơ sở trong công tác chăm sóc F0 tại nhà. Đề án nâng cao năng lực y tế cơ sở được xác định là một trong những đề án cấp bách cần được khởi động ngay từ bây giờ.

Các nội dung chính của đề án nâng cao năng lực y tế cơ sở đã được ngành y tế xây dựng và lấy ý kiến rộng rãi bao gồm: Điều chỉnh tăng mức trần biên chế cho trạm y tế, thay vì tối đa không quá 10 biên chế/trạm (như quy định hiện nay) thì cần nâng lên thành tối đa không quá 20 biên chế/trạm; Các chính sách tăng mức hỗ trợ thu nhập hàng tháng để nhân viên y tế cơ sở an tâm công tác; Các chính sách nhằm tăng cường và thu hút nguồn nhân lực đến công tác tại các tuyến y tế cơ sở.

10.  Khởi công xây dựng 3 bệnh viện cửa ngõ

Năm 2021, Thành phố đã khởi công xây mới 3 bệnh viện cửa ngõ: Bệnh viện Đa khoa Khu vực Hóc Môn, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Củ Chi và Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức. Đây là 3 trong 6 dự án trọng điểm thuộc đề án quy hoạch ngành y tế TPHCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.

Nguồn
Link bài gốc https://tphcm.chinhphu.vn/10-hoat-dong-tieu-bieu-cua-nganh-y-te-tphcm-nam-2021  Copy Link

CÙNG CHUYÊN MỤC

Dịch sốt xuất huyết phức tạp, bác sĩ kêu gọi người dân hiến máu

Dịch sốt xuất huyết phức tạp, bác sĩ kêu gọi người dân hiến máu

Bộ Y tế gia hạn giấy đăng ký lưu hành hơn 10.200 loại thuốc, vaccine, sinh phẩm

Bộ Y tế gia hạn giấy đăng ký lưu hành hơn 10.200 loại thuốc, vaccine, sinh phẩm

Cứu sống nhiều trẻ ngay từ trong bụng mẹ nhờ can thiệp bào thai

Cứu sống nhiều trẻ ngay từ trong bụng mẹ nhờ can thiệp bào thai

Thế giới ghi nhận thêm gần 800.000 ca mắc mới COVID-19

Thế giới ghi nhận thêm gần 800.000 ca mắc mới COVID-19

Việt Nam tăng 39 bậc về chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới

Việt Nam tăng 39 bậc về chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới

COVID-19: Cảnh báo nguy cơ BA.4 và BA.5 trở thành biến thể chủ đạo tại châu Âu

COVID-19: Cảnh báo nguy cơ BA.4 và BA.5 trở thành biến thể chủ đạo tại châu Âu

ĐỌC NHIỀU NHẤT
  • 1

    Tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi: Bảo đảm an toàn, từng bước thận trọng

    Tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi: Bảo đảm an toàn, từng bước thận trọng
  • 2

    Hưng Thịnh Incons: Áp lực đáo hạn trái phiếu

    Hưng Thịnh Incons: Áp lực đáo hạn trái phiếu
  • 3

    Triển vọng mô hình nuôi lươn không bùn xuất khẩu

    Triển vọng mô hình nuôi lươn không bùn xuất khẩu
  • 4

    Ngành sữa còn nhiều thách thức, Vinamilk thận trọng với mục tiêu tăng trưởng

    Ngành sữa còn nhiều thách thức, Vinamilk thận trọng với mục tiêu tăng trưởng
  • 5

    Phát triển khu công nghiệp xanh tại Bình Dương

    Phát triển khu công nghiệp xanh tại Bình Dương
MỚI NHẤT
MXV-Index ‘đánh mất’ chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp

MXV-Index ‘đánh mất’ chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp

Đề xuất bổ sung quy định mới về chào bán, phát hành chứng khoán

Đề xuất bổ sung quy định mới về chào bán, phát hành chứng khoán

‘Tết sum vầy’, Bộ Tài chính chia sẻ đồng hành cùng công nhân hoàn cảnh khó khăn

‘Tết sum vầy’, Bộ Tài chính chia sẻ đồng hành cùng công nhân hoàn cảnh khó khăn

Nâng cao hiểu biết tài chính cho người nông dân

Nâng cao hiểu biết tài chính cho người nông dân

Thành phố Thủ Đức chính thức khai trương Công viên Sáng tạo tại Thủ Thiêm

Thành phố Thủ Đức chính thức khai trương Công viên Sáng tạo tại Thủ Thiêm

Thủ tướng: Hình thành Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM trong 5-10 năm

Thủ tướng: Hình thành Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM trong 5-10 năm

Những chuyến tàu, chuyến bay nghĩa tình đưa người lao động về quê đón Tết

Những chuyến tàu, chuyến bay nghĩa tình đưa người lao động về quê đón Tết

Triển khai những nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Triển khai những nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
logo
  • Doanh nhân
  • Tài chính
  • Chứng khoán
  • Địa ốc
  • Thương hiệu
  • Đời sống
  • Công nghệ số
  • Phong cách sống
  • Thể thao
  • Góc nhìn - Trao đổi

Ban Biên Tập:
Địa chỉ: Tầng 12A Toà L2 Vinhome Central Park.
Số 208 Nguyễn Hữu Cảnh, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Email: info@doanhnhanvathuonghieu.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Trần Hải Dương

Liên hệ quảng cáo

Hotline: 0982 51 12 51

Email: info@doanhnhanvathuonghieu.vn

© Copyright 2021 doanhnhanvathuonghieu.vn.

  

 

Ghi rõ nguồn "Doanh nhân và thương hiệu" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này.

logo
Doanh nhân
  • Chân dung
  • Bí mật kinh doanh
  • Khởi nghiệp
Tài chính
  • Tiền tệ
  • Ngân hàng
  • Thuế
  • Tài chính cá nhân
Chứng khoán
  • Sàn
  • Thị trường
  • Đầu tư thông minh
Địa ốc
  • Dự án
  • Đô thị xanh
  • Góc nhìn
Thương hiệu
  • Doanh nghiệp
  • Quản trị
  • Hàng hoá
Đời sống
  • Xã hội
  • Sức khoẻ
  • Dân sinh
Công nghệ số
Phong cách sống
  • Khám phá
  • Thời trang
  • Giải trí
  • Xe
Thể thao
Góc nhìn - Trao đổi

© Copyright 2021 doanhnhanvathuonghieu.vn.

  

 

Ban Biên Tập:
Địa chỉ: Tầng 12A Toà L2 Vinhome Central Park.
Số 208 Nguyễn Hữu Cảnh, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Email: info@doanhnhanvathuonghieu.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Trần Hải Dương