(Ảnh minh họa: MINH DUY)
Trường hợp vạch T đậm/nhạt do ảnh hưởng của nồng độ kháng nguyên trong mẫu bệnh phẩm hoặc chủ quan của người đọc. Tuy nhiên đây là xét nghiệm định tính, có nghĩa chỉ cần xác định có hoặc không có kháng nguyên của SARS-CoV-2 nên cho dù vạch T đậm hay nhạt cũng đều có kết quả là mẫu bệnh phẩm dương tính với kháng nguyên của SARS-CoV-2.
Câu hỏi: Hiện nay nhiều người tự test nhanh tại nhà để phát hiện có dương tính với SARS-CoV-2 hay không. Cần lưu ý gì khi tự test nhanh tại nhà?
Trả lời:
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Huy Vinh, Chuyên khoa Vi sinh, Trung tâm Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa Medltatec:
Thực hiện đủ và đúng các bước theo hướng dẫn của nhà sản xuất
Chờ đọc kết quả sau 15-20 phút tùy từng loại kit xét nghiệm, không đọc kết quả sau khoảng thời gian này.
Trên khay xét nghiệm có 2 chữ cái C (control) và T (test) tương ứng với vạch chứng và vạch thử. Đầu tiên đọc vạch C trên băng thử, vạch C hiện lên có ý nghĩa là test hoạt động bình thường và kết quả được chấp nhận vậy nên mọi trường hợp vạch C không hiện kết quả đều không được chấp nhận.
Sau khi đã xác nhận vạch C có hiện lên, tiếp đến đọc vạch T (thử).
Nếu vạch T hiện lên: Mẫu bệnh phẩm dương tính với kháng nguyên của SARS-CoV-2.
Vạch T không hiện: Mẫu bệnh phẩm âm tính kháng nguyên của SARS-CoV-2.
Trường hợp vạch T đậm/nhạt do ảnh hưởng của nồng độ kháng nguyên trong mẫu bệnh phẩm hoặc chủ quan của người đọc. Tuy nhiên đây là xét nghiệm định tính, có nghĩa chỉ cần xác định có hoặc không có kháng nguyên của SARS-CoV-2 nên cho dù vạch T đậm hay nhạt cũng đều có kết quả là mẫu bệnh phẩm dương tính với kháng nguyên của SARS-CoV-2.
Giai đoạn đánh giá đúng nhất:
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, kết quả test nhanh dương tính có ý nghĩa chẩn đoán F0 trong các trường hợp có yếu tố dịch tễ + có triệu chứng nghi mắc Covid-19 hoặc các trường hợp tiếp xúc gần.
Như vậy có thể thấy test nhanh có ý nghĩa chẩn đoán sau khi người bệnh có triệu chứng hoặc sau khi được xác định có tiếp xúc gần với F0.
Mặc dù vậy, thời gian ủ bệnh của SARS-CoV-2 có thể tử 2-14 ngày kết hợp với việc độ nhạy của test nhanh còn phụ thuộc vào nồng độ kháng nguyên trong mẫu bệnh phẩm vì thế thời gian có ý nghĩa của test nhanh trong khoảng từ 2-14 ngày sau khi tiếp xúc F0, hoặc ngay sau khi người bệnh có triệu chứng.
Thời điểm nên làm xét nghiệm là bất cứ khi nào có triệu chứng hoặc ngày thứ 3 và ngày thứ 7 tiếp xúc với F0.
Thời kỳ lây nhiễm:
Cũng theo Bộ Y tế, thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định được tính từ 2 ngày trước khi khởi phát (đối với ca bệnh xác định không có triệu chứng thì thời kỳ lây truyền được tính từ 2 ngày trước ngày được lấy mẫu có kết quả xét nghiệm dương tính) cho đến khi kết quả xét nghiệm âm tính hoặc giá trị CT ≥ 30.