Một con cá chình đốm khổng lồ (Anguilla marmorata) được bán tại chợ Pakse, Lào. Ảnh: Somphone Phommanivong/MRC
Theo báo cáo của Ủy hội sông Mê Công (Mekong River Commission), các nhà nghiên cứu mới phát hiện ra 61 loài cá di cư giữa môi trường nước mặn và nước ngọt ở sông Mê Công, đồng thời đưa ra cảnh báo việc phát triển các đập ngăn sông sẽ ảnh hưởng đến các loài cá có giá trị cao này.
Các loài cá di cư giữa môi trường nước ngọt và nước biển được gọi là loài diadromous. Chúng là một trong những loài dễ bị tổn thương nhất do sự phát triển cơ sở hạ tầng trên sông. Những loài cá này cần di chuyển giữa nước ngọt và nước biển để hoàn thành vòng đời của chúng, vì vậy các rào cản đối với việc di cư có thể cản trở việc tiếp cận các môi trường sống quan trọng.
Hạ lưu sông Mê Công đang trải qua sự bùng nổ chưa từng có về phát triển các đập và công trình thủy lợi trên sông. Các mô hình di cư chung của cá đã được biết đến trong lưu vực. Nhưng có tương đối ít thông tin về sự di cư của cá nên tác động của sự phát triển sông đối với quần thể cá di cư có thể bị đánh giá thấp.
Điều này giờ đã thay đổi nhờ một nghiên cứu do nhà sinh vật học Vũ Vi An, thuộc Phòng Thủy sản, sinh thái và nguồn lợi thủy sản thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện.
Ông An và các đồng nghiệp đã xem xét thông tin từ hơn một nghìn loài cá sông Mê Công, trong đó có cơ sở dữ liệu cá của Ủy hội sông Mê Công. Họ phát hiện ra rằng, cá di cư có thể là một đặc điểm lịch sử phổ biến ở hạ lưu sông Mê Công hơn những phán đoán trước đây.
61 loài cá sông Mê Công được đánh giá có các đặc điểm di cư. Trong số này, có 9 con thuộc loài anadromous (sinh trưởng ở biển và sinh sản ở nước ngọt), 8 con thuộc loài catadromous (phát triển trong nước ngọt và sinh sản ở biển) và 44 con thuộc loài amphidromous (di cư giữa nước ngọt và biển hoặc ngược lại ở một số giai đoạn trong vòng đời nhưng không phải để sinh sản).
Cá bống (Gobiidae) chiếm 20 loài trong số các loài này. Bảy họ khác, mỗi họ chiếm từ 1 đến 6 loài. Đó là họ cá bống đen (Eleotridae), cá cơm (Engraulidae), cá trê biển (Ariidae), cá trích (Clupeidae), cá đối (Mugilidae), cá trê cá mập (Pangasiidae) và cá rô đồng (Latidae).
Hầu hết trong số 61 loài được tìm thấy ở đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam và Campuchia (trong vòng 700 km tính từ biển). Nhưng 8 loài được tìm thấy ở Lào và 6 loài ở Thái Lan. 61 loài cá di cư chủ yếu được ghi nhận ở dòng chính sông Mê Công nhưng cũng được tìm thấy ở các nhánh sông.
Cá bông lau (Pangasius krempfi) đã được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 thuần hóa và nhân giống thành công. Ảnh: Trịnh Quốc Trọng/MRC
Chỉ có một loài là cá bông lau (Pangasius krempfi), trong tiếng Khmer là "trey bong lau" - đã được xác nhận là cá da trơn ở sông Mê Công (bằng vi hóa học). Các loài anadromous khác được xếp vào đây dựa trên kiến thức địa phương hoặc được xác nhận ở các con sông khác.
Ngoài 61 loài cá di cư, nghiên cứu đã tìm thấy 119 loài có thể chịu được nhiều độ mặn (euryhaline). Những con cá không thuộc loài di cư nhưng lại thường “lang thang” di chuyển giữa môi trường nước ngọt và nước lợ hoặc nước biển, có thể là để kiếm ăn. Nhưng những cuộc di cư của những con cá lang thang ở vùng biển hoặc nước ngọt không thường xuyên. Chúng cũng không liên quan đến hầu hết các quần thể của chúng. Còn các loài cá khác ở sông Mê Công được xếp vào nhóm potamodromous - di cư chỉ trong vùng nước ngọt.
Nghiên cứu cho thấy, Chương trình Giám sát đa dạng và phong phú cá trong khu vực của Ủy ban sông Mê Công đã ghi nhận 25 trong số 61 loài di cư này từ năm 2007 đến năm 2012. Những loài này chiếm khoảng 3% sản lượng đánh bắt của 11 tấn trong giai đoạn 5 năm, trong đó 2,8% là từ đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, sản lượng đánh bắt của các loài cá anadromous cao hơn vào mùa khô. Nhưng ở các quốc gia thượng nguồn, sản lượng đánh bắt lớn hơn vào mùa mưa. Ở tất cả các quốc gia, sản lượng khai thác loài catadromous và amphidromous có thể cao hơn vào mùa khô.
Một số loài cá có giá trị cực kỳ cao. Cá chình đốm khổng lồ (Anguilla marmorata), một loài cá da trơn có thể dài tới 70 cm, được bán với giá 32 USD/kg. Cá chình, được gọi là "trey chhlok" trong tiếng Khmer, sinh sản ở biển và cũng đã được tìm thấy ở khu vực thác Khone ở biên giới Campuchia-Lào.
Cá bông lau có giá bán từ 10 đến 17 USD/kg. Loài cá da trơn này có thể đạt chiều dài khoảng 80 cm, sinh sống ở cửa sông Mê Công và vùng biển giáp ranh ở Việt Nam và bơi ngược dòng ít nhất 720 km để đẻ trứng tại khu vực thác Khone ở Lào. Nhưng chúng cũng đã được báo cáo trong sản lượng đánh bắt vào đầu mùa mưa ở tận thượng nguồn của Lào, cách biển khoảng 1.500 km.
Hai loài này đặc biệt được ưu tiên tiêu thụ dù giá cao hơn nhiều. Những người đánh cá địa phương thường bán những loại cá có giá trị cao cho những thương lái giao cá trực tiếp cho người tiêu dùng và nhà hàng để kiếm thêm thu nhập. Vì vậy, các loài cá di cư đóng góp đáng kể vào sinh kế và tạo thu nhập trên hạ lưu sông Mê Công.
Nghiên cứu lưu ý rằng, cơ sở hạ tầng sông như đập, đập dâng, máy bơm và các công trình phát triển vùng ngập lũ cho nông nghiệp đã có tác động đáng kể đến sự phong phú của các loài cá di cư ở các sông cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới. Chẳng hạn loài cá hilsa shad (Tenualosa ilisha), một loài cá di cư được đánh giá cao ở Ấn Độ. Tại sông Châu Giang ở Trung Quốc, loài cá tầm Trung Quốc có màu vàng óng (Acipenser sinensis) hiện đang ở mức cực kỳ nguy cấp. Ở Australia, một số loài cá di cư đã suy giảm và hiện có khả năng tuyệt chủng trên các đập ngăn sông.
Kết quả của nghiên cứu được coi là “bước đầu tiên” để điều tra tình trạng di cư của nhiều loài cá ở sông Mê Công. Nhưng công việc đáng kể vẫn còn, đặc biệt là đối với các loài dự kiến được định danh là loài di cư (diadromous) đòi hỏi các công cụ khoa học như vi hóa học, gắn thẻ và đo từ xa để xác nhận trạng thái di cư của chúng.
Các tác giả nghiên cứu kết luận: “Chúng tôi nhận thấy trạng thái di cư của loài cá dường như phổ biến hơn so với những giả định trước đây ở sông Mê Công. Một số loài cá di cư rất quan trọng về mặt kinh tế và được phân bổ ở tất cả các quốc gia nằm dọc sông Mê Công. Nhiều loài trong số này được biết là di cư khoảng cách tương đối xa, kết nối với cửa sông Mê Công và biển để hoàn thành vòng đời".
Theo các tác giả, sự phát triển công trình trên sông sẽ tác động đến cá di cư. Và nhóm tác giả khuyến cáo, cần xem xét đến việc bảo tồn cá di cư trong việc lập kế hoạch toàn diện cho hệ sinh thái để ngăn chặn sự suy giảm, đồng thời đáp ứng nhu cầu về lương thực và năng lượng trong khu vực.