Thị trường chứng khoán mở của phiên giao dịch ngày 9/6 trong tâm lý thận trong của các nhà đầu tư sau cú "đảo chiều" đầy bất ngờ hôm qua...
Thị trường chứng khoán phiên giao dịch sáng ngày 9/6 chứng kiến tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư
Phiên giao dịch sáng cuối tuần ngày 9/6, tâm lý thiếu tự tin của nhà đầu tư trong phiên biến động mạnh ngày hôm qua khiến thị trường phân hóa và chỉ số VN-Index rung lắc nhẹ quanh mốc tham chiếu.
Sau hơn 1 giờ mở cửa, thị trường đang xanh nhạt, với nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng chỉ đủ sức để nhích nhẹ với hầu hết các mã chỉ biến động dưới mức 0,5%, ngoại trừ duy nhất TPB đang có mức tăng tốt hơn trên dưới 2%.
Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu chứng khoán sau pha giảm mạnh hôm qua cũng đã hồi như với VND, VIX, SSI, HCM, VCI… tăng nhẹ.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang chững lại bởi những lo ngại sau phiên đảo ngược tình thế hôm qua, thì nhóm cổ phiếu cơ bản lại nhận được sự ưu tiên.
Điển hình, các cổ phiếu nhóm dược với bức tranh tài chính tăng trưởng cao trong những tháng đầu năm 2023, đã giao dịch khởi sắc như DHG tăng 4,3%, DMC tăng 3,4%, VMD tăng 2,5%, DBD tăng 2,2%, TRA, OPC, DCL cũng đều tăng nhẹ.
Mở cửa, VN-Index đang tăng nhẹ 1,63 điểm (0,15%) lên 1.102,95 điểm. VN30 tăng 2,3 điểm (0,21%), khớp ở mức 1.094,76 điểm. HNX-Index tăng 0,74 điểm (0,33%) lên 227,52 điểm, UPCoM tăng 0,3 điểm (0,36%) lên 84,32 điểm. Trên sàn HOSE tỷ lệ số cổ phiếu tăng giá/số cổ phiếu giảm giá là 149 (4 cổ phiếu trần)/129 (1 cổ phiếu sàn).
------
Phiên giao dịch ngày 8/6 tưởng như khá "êm đềm" thì bất ngờ lớn đã xảy ra trong phiên ATC, lực bán gia tăng mạnh và lan rộng hơn.Đóng cửa, sàn HOSE có 139 mã tăng và 269 mã giảm, VN-Index giảm 8,22 điểm (-0,74%), xuống 1.101,32 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 1,32 tỷ đơn vị, giá trị 23.689 tỷ đồng, tăng hơn 30% cả về khối lượng và giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 113 triệu đơn vị, giá trị 2.677 tỷ đồng.
Cổ phiếu lớn nhất thị trường là VCB vẫn là điểm sáng nhất trong phiên này, khi đóng góp hơn 3,5 điểm tích cực cho VN-Index khi tăng 3,1% lên 100.000 đồng/cổ phiếu, mức cao nhất lịch sử (tính theo giá điều chỉnh), vốn hóa thị trường vượt 473.200 tỷ đồng, tương đương hơn 20 tỷ USD. Trái lại, gây áp lực đến từ SSI -3,2% xuống 24.300 đồng, VIB -3,2% xuống 22.850 đồng, GVR -3% xuống 18.000 đồng, các mã VPB, NVL, TPB, TCB, STB, MWG giảm từ 2% đến 2,8%.
VCBS vẫn giữ nguyên quan điểm, nhịp điều chỉnh của VN-Index là dễ hiểu và cần thiết để thị trường có thể tiếp tục hướng đến khu vực 1.120 – 1.125 điểm. VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư kiên nhẫn chờ đợi trong những phiên điều chỉnh và tận dụng những nhịp rung lắc mạnh trong phiên để tìm kiếm cơ hội giải ngân ở các mức giá chiết khấu đối với nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng, bất động sản.