20-5-2025, 22:25
Logo
Signup
Logo
  • Doanh nhân
    • Chân dung
    • Bí mật kinh doanh
    • Khởi nghiệp
  • Tài chính
    • Tiền tệ
    • Ngân hàng
    • Thuế
    • Tài chính cá nhân
  • Chứng khoán
    • Sàn
    • Thị trường
    • Đầu tư thông minh
  • Địa ốc
    • Dự án
    • Đô thị xanh
    • Góc nhìn
  • Thương hiệu
    • Doanh nghiệp
    • Quản trị
    • Hàng hoá
  • Đời sống
    • Xã hội
    • Sức khoẻ
    • Dân sinh
  • Công nghệ số
  • Phong cách sống
    • Khám phá
    • Thời trang
    • Giải trí
    • Xe
  • Thể thao
  • Góc nhìn - Trao đổi
Signup
Logo
  • Doanh nhân
    • Chân dung
    • Bí mật kinh doanh
    • Khởi nghiệp
  • Tài chính
    • Tiền tệ
    • Ngân hàng
    • Thuế
    • Tài chính cá nhân
  • Chứng khoán
    • Sàn
    • Thị trường
    • Đầu tư thông minh
  • Địa ốc
    • Dự án
    • Đô thị xanh
    • Góc nhìn
  • Góc nhìn - Trao đổi
  • Thương hiệu
    • Doanh nghiệp
    • Quản trị
    • Hàng hoá
  • Đời sống
    • Xã hội
    • Sức khoẻ
    • Dân sinh
  • Công nghệ số
  • Phong cách sống
    • Khám phá
    • Thời trang
    • Giải trí
    • Xe
  • Thể thao
  • Liên hệ
Doanh nghiệp

Kinh tế dần trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Đăng bởi: Kim Hằng
3 năm trước
  • Facebook
  • Google +
  • Twitter
  • Pinterest

TIN LIÊN QUAN

  • Cảnh báo một số sản phẩm sữa Abbott nhiễm vi khuẩn độc hại đã nhập về Việt Nam
  • FED mạnh tay tăng lãi suất để chống lạm phát kỷ lục tại Mỹ
  • Du lịch nông thôn-xu hướng đáng khuyến khích

Linh kiện điện tử là mặt hàng có sự tăng trưởng trong quý I. Trong ảnh: Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH Rhythm Precision Việt Nam, Khu công nghiệp Nội Bài (Hà Nội). (Ảnh MINH HÀ)

Dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ mạnh mẽ hơn trong quý II/2022 nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho công tác điều hành, đặc biệt là áp lực lạm phát.

Tại cuộc họp báo về tình hình kinh tế-xã hội quý I/2022 diễn ra ngày 29/3, Tổng cục Thống kê đã đánh giá, phân tích các số liệu về những điểm sáng, những mặt hạn chế của bức tranh kinh tế-xã hội ba tháng đầu năm và nhận diện những rủi ro, thách thức nền kinh tế đang phải đối mặt.

Sản xuất phục hồi ấn tượng

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho biết, quý I/2022 tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 5,03% so cùng kỳ. Mức tăng tuy vẫn thấp hơn so với trước khi xảy ra đại dịch Covid-19 (GDP quý I/2019 tăng 6,85%) nhưng đều cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ năm 2020 và năm 2021 (GDP quý I/2020 tăng 3,66%, quý I/2021 tăng 4,72%).

Điểm tích cực là cùng với động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế đến từ công nghiệp chế biến, chế tạo, hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế đều có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại. Giá trị tăng thêm toàn ngành sản xuất tăng 7,07% so cùng kỳ, trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,79% nhờ sự tăng trưởng ấn tượng của các sản phẩm linh kiện điện tử, ô-tô, thép… Ngành khai khoáng cũng tăng trưởng dương trở lại sau thời gian dài tăng trưởng âm. Tình hình đăng ký doanh nghiệp có nhiều khởi sắc, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 36,7% so cùng kỳ, đưa tổng vốn đăng ký vào nền kinh tế tăng 21%. Để hỗ trợ cho sản xuất trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Trong tháng 3/2022, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa hồi phục mạnh mẽ, đưa tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2022 đạt 176,35 tỷ USD, tăng 14,4% so cùng kỳ, trong đó xuất khẩu tăng 12,9%; nhập khẩu tăng 15,9%. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 809 triệu USD.

Điểm đáng lưu ý của bức tranh kinh tế quý I là sự khởi sắc rõ nét của khu vực thương mại, dịch vụ sau hai năm suy giảm vì đại dịch Covid-19. Hoạt động thương mại và dịch vụ sôi động trở lại, số lượt khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh do chính sách mở cửa du lịch và các hãng hàng không nối lại nhiều đường bay quốc tế. Hoạt động vận tải hàng hóa ghi nhận mức tăng tích cực nhưng riêng vận tải hành khách còn gặp nhiều khó khăn. Một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng đóng góp lớn vào mức tăng trưởng chung là hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; vận tải, kho bãi; bán buôn, bán lẻ… Đây cũng là những ngành đang phục hồi tốt về việc làm cho người lao động.

Những thách thức phải đối mặt

Mặc dù chịu ảnh hưởng từ sự leo thang của giá nguyên, nhiên, vật liệu thế giới và xung đột Nga-Ukraine nhưng lạm phát của nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2022 vẫn "ngược chiều" thế giới.

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý I/2022 tăng 1,92% so cùng kỳ, lạm phát cơ bản tăng 0,81%. Lý giải nguyên nhân Việt Nam kiềm chế tốt lạm phát trong bối cảnh áp lực lạm phát đang nóng lên đối với nhiều nền kinh tế, Vụ trưởng Thống kê giá Nguyễn Thu Oanh cho biết, có sự khác nhau về danh mục hàng hóa, dịch vụ tính CPI của mỗi quốc gia. Rổ hàng hóa, dịch vụ tính CPI của Mỹ và nhiều nước châu Âu bao gồm điện, ga, dịch vụ vui chơi giải trí… nên vừa qua chịu tác động mạnh từ việc tăng giá nhiên liệu thế giới. Trong khi đó, lương thực, thực phẩm chiếm 28% tỷ trọng trong rổ hàng hóa tiêu dùng tính CPI của Việt Nam, là nhóm hàng luôn được bảo đảm sản xuất và giữ nguồn cung ứng dồi dào, một số mặt hàng giảm giá sâu. Bên cạnh đó, một số địa phương miễn, giảm học phí và đặc biệt là sự điều hành quyết liệt của Chính phủ trong chính sách giảm thuế, phí theo Chương trình phục hồi kinh tế và chủ động điều hành giá xăng dầu... khiến mặt bằng giá trong nước cơ bản được kiểm soát. Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê cảnh báo, khác với quy luật hằng năm là CPI sau Tết Nguyên đán giảm, CPI tháng 3/2022 đã tăng cao nhất kể từ năm 2012 đến nay; giá nguyên, nhiên, vật liệu cho sản xuất cũng tăng cao nhất 10 năm qua. Áp lực lạm phát sẽ dồn vào những quý còn lại do tác động của quá trình phục hồi kinh tế Việt Nam và nguy cơ nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài, khiến mục tiêu kiềm chế lạm phát khoảng 4% không còn dễ dàng như dự báo ban đầu.

Về triển vọng tăng trưởng, Vụ trưởng Hệ thống Tài khoản quốc gia Lê Trung Hiếu cho biết, các tổ chức quốc tế hiện đã điều chỉnh giảm dự báo về tăng trưởng toàn cầu trước tác động của đại dịch Covid-19 và chiến sự Nga-Ukraine. Cập nhật kịch bản dự báo tăng trưởng năm 2022, Tổng cục Thống kê cho biết một số chỉ tiêu có thể khác so với kịch bản trước đây. Cụ thể, theo kịch bản thấp (xung đột Nga-Ukraine tiếp tục kéo dài, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp), tăng trưởng GDP quý II/2022 sẽ cao hơn 0,1 điểm phần trăm, tăng trưởng quý IV thấp hơn 0,1 điểm phần trăm. Theo kịch bản cao (tiêm chủng mũi 3 trong nước được hoàn thành, xung đột Nga-Ukraine sớm hạ nhiệt), tăng trưởng quý II sẽ cao hơn 0,2 điểm phần trăm so dự báo. Như vậy, theo cả hai kịch bản, tăng trưởng kinh tế sẽ mạnh mẽ hơn trong quý II, mục tiêu tăng trưởng được dự báo vẫn có khả năng đạt 6% đến 6,5% như đã đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022. Tuy nhiên, việc đạt mức tăng trưởng 6,5% như mục tiêu đặt ra cho năm 2022 là một thách thức lớn. Tổng cục Thống kê đề nghị Chính phủ kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát giá cả, thị trường, bảo đảm nguồn cung, lưu thông hàng hóa và các cân đối lớn của nền kinh tế, có phương án điều tiết nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, hạn chế tăng giá đột biến nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến lạm phát và đời sống người dân. Đồng thời, Chính phủ thúc đẩy sản xuất trong nước, tiến tới tự chủ về nguồn cung nguyên, nhiên, vật liệu trong nước, đẩy mạnh thị trường nội địa, thúc đẩy xuất khẩu bền vững, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, khẩn trương khôi phục thị trường du lịch...

Nguồn
Link bài gốc https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/kinh-te-dan-tro-lai-quy-dao-tang-truong-691221/  Copy Link

CÙNG CHUYÊN MỤC

FPT Long Châu huy động vốn từ đâu để mở chuỗi thần tốc, từ 400 lên 1.000 nhà thuốc chỉ trong năm 2022?

FPT Long Châu huy động vốn từ đâu để mở chuỗi thần tốc, từ 400 lên 1.000 nhà thuốc chỉ trong năm 2022?

Trúng dự án hơn 2.100 tỷ đồng, Công ty Sufat Việt Nam làm ăn ra sao?

Trúng dự án hơn 2.100 tỷ đồng, Công ty Sufat Việt Nam làm ăn ra sao?

Doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm vay hơn trăm tỷ từ công ty con

Doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm vay hơn trăm tỷ từ công ty con

Công bố Danh sách 281 Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín

Công bố Danh sách 281 Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín

Bộ Công Thương sẽ tổ chức đấu giá bổ sung 160.000 tấn đường thô và 40.000 tấn đường tinh luyện

Bộ Công Thương sẽ tổ chức đấu giá bổ sung 160.000 tấn đường thô và 40.000 tấn đường tinh luyện

281 doanh nghiệp đạt Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2021

281 doanh nghiệp đạt Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2021

ĐỌC NHIỀU NHẤT
  • 1

    Hưng Thịnh Incons: Áp lực đáo hạn trái phiếu

    Hưng Thịnh Incons: Áp lực đáo hạn trái phiếu
  • 2

    Triển vọng mô hình nuôi lươn không bùn xuất khẩu

    Triển vọng mô hình nuôi lươn không bùn xuất khẩu
  • 3

    Tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi: Bảo đảm an toàn, từng bước thận trọng

    Tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi: Bảo đảm an toàn, từng bước thận trọng
  • 4

    Ngành sữa còn nhiều thách thức, Vinamilk thận trọng với mục tiêu tăng trưởng

    Ngành sữa còn nhiều thách thức, Vinamilk thận trọng với mục tiêu tăng trưởng
  • 5

    Phát triển khu công nghiệp xanh tại Bình Dương

    Phát triển khu công nghiệp xanh tại Bình Dương
MỚI NHẤT
MXV-Index ‘đánh mất’ chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp

MXV-Index ‘đánh mất’ chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp

Đề xuất bổ sung quy định mới về chào bán, phát hành chứng khoán

Đề xuất bổ sung quy định mới về chào bán, phát hành chứng khoán

‘Tết sum vầy’, Bộ Tài chính chia sẻ đồng hành cùng công nhân hoàn cảnh khó khăn

‘Tết sum vầy’, Bộ Tài chính chia sẻ đồng hành cùng công nhân hoàn cảnh khó khăn

Nâng cao hiểu biết tài chính cho người nông dân

Nâng cao hiểu biết tài chính cho người nông dân

Thành phố Thủ Đức chính thức khai trương Công viên Sáng tạo tại Thủ Thiêm

Thành phố Thủ Đức chính thức khai trương Công viên Sáng tạo tại Thủ Thiêm

Thủ tướng: Hình thành Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM trong 5-10 năm

Thủ tướng: Hình thành Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM trong 5-10 năm

Những chuyến tàu, chuyến bay nghĩa tình đưa người lao động về quê đón Tết

Những chuyến tàu, chuyến bay nghĩa tình đưa người lao động về quê đón Tết

Triển khai những nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Triển khai những nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
logo
  • Doanh nhân
  • Tài chính
  • Chứng khoán
  • Địa ốc
  • Thương hiệu
  • Đời sống
  • Công nghệ số
  • Phong cách sống
  • Thể thao
  • Góc nhìn - Trao đổi

Ban Biên Tập:
Địa chỉ: Tầng 12A Toà L2 Vinhome Central Park.
Số 208 Nguyễn Hữu Cảnh, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Email: info@doanhnhanvathuonghieu.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Trần Hải Dương

Liên hệ quảng cáo

Hotline: 0982 51 12 51

Email: info@doanhnhanvathuonghieu.vn

© Copyright 2021 doanhnhanvathuonghieu.vn.

  

 

Ghi rõ nguồn "Doanh nhân và thương hiệu" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này.

logo
Doanh nhân
  • Chân dung
  • Bí mật kinh doanh
  • Khởi nghiệp
Tài chính
  • Tiền tệ
  • Ngân hàng
  • Thuế
  • Tài chính cá nhân
Chứng khoán
  • Sàn
  • Thị trường
  • Đầu tư thông minh
Địa ốc
  • Dự án
  • Đô thị xanh
  • Góc nhìn
Thương hiệu
  • Doanh nghiệp
  • Quản trị
  • Hàng hoá
Đời sống
  • Xã hội
  • Sức khoẻ
  • Dân sinh
Công nghệ số
Phong cách sống
  • Khám phá
  • Thời trang
  • Giải trí
  • Xe
Thể thao
Góc nhìn - Trao đổi

© Copyright 2021 doanhnhanvathuonghieu.vn.

  

 

Ban Biên Tập:
Địa chỉ: Tầng 12A Toà L2 Vinhome Central Park.
Số 208 Nguyễn Hữu Cảnh, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Email: info@doanhnhanvathuonghieu.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Trần Hải Dương