Đài quan sát Động lực học mặt trời của NASA đã ghi lại vụ phun trào ngày 11/4.
"Xác" của một vết đen mặt trời phát nổ hôm 11/4 đã kích hoạt một vụ phóng khối lượng lớn vật chất của mặt trời hướng về phía Trái đất, dự kiến sẽ xảy ra cực quang vào ngày 14/4.
Theo SpaceWeather.com, vụ nổ xuất phát từ một vết đen mặt trời đã chết có tên là AR2987. Vụ nổ vết đen mặt trời giải phóng vô số năng lượng dưới dạng bức xạ, cũng dẫn đến vụ phun trào lớn trên bề mặt mặt trời (CME), có thể tạo ra nhiều cực quang mạnh hơn trong tầng khí quyển của Trái đất. Theo SpaceWeather, ảnh hưởng của vụ phun trào nhật hoa CME có khả năng sẽ tác động đến Trái đất vào ngày 14/4.
Theo Trung tâm Dự báo Thời tiết Không gian, vết đen là những vùng tối trên bề mặt của mặt trời . Chúng được tạo ra từ từ trường mạnh bên trong mặt trời. Những đốm đen này là tạm thời và có thể tồn tại bất cứ nơi nào, từ vài giờ đến vài tháng.
Khi CME va chạm vào từ trường xung quanh Trái đất, các hạt mang điện trong vụ phóng có thể đi xuống cực bắc và nam, tương tác với các chất khí trong khí quyển, giải phóng năng lượng dưới dạng photon và tạo ra cực quang ở hai vùng cực.
Theo SpaceWeather, CME được công bố hôm 11/4 có thể gây ra một cơn bão mặt trời nhỏ (G1) vào ngày 14/4, có nghĩa là nó có thể tác động nhỏ đến hoạt động của vệ tinh và sự dao động của lưới điện. Cực quang có thể xuất hiện ở vĩ độ thấp hơn bình thường, xa về phía nam.
Theo Trung tâm Phân tích Dữ liệu ảnh hưởng mặt trời, thuộc Đài quan sát Hoàng gia Bỉ, mặt trời hiện đang ở trong chu kỳ thứ 25 kể từ khi các quan sát chính thức bắt đầu vào năm 1755. Số lượng vết đen trong chu kỳ này đang tăng lên và dự kiến sẽ đạt cực đại vào năm 2025, có nghĩa là sẽ có nhiều các cơn bão mặt trời và cực quang hơn.
Các cơn bão mặt trởi mạnh cũng được quan sát thấy vào ngày Chủ nhật, 10/4. Nhưng theo Trung tâm Phân tích Dữ liệu ảnh hưởng mặt trời, không có CME nào khác hướng về Trái đất được quan sát trong 24 giờ qua ngoài CME do tàn tích của AR2987 phun ra.